Các sự kiện quan trọng của ĐS Thế giới 60 năm qua

Trong sáu thập kỷ qua, ngành công nghiệp đường sắt đã có nhiều thay đổi và phát triển. Cùng điểm lại những sự kiện quan trọng trong 60 năm (1960 – 2020).

Năm 1960

Tháng 10: Đường sắt Hedjaz tổ chức đấu thầu khôi phục đoạn đường sắt dài 844 km từ Ma’an, Jordan đến Medina, Ả Rập Xê -út. (Chỉ có đoạn đường sắt tại Jordan từng được xây dựng lại).

Năm 1961

Tháng 1:

Liên Xô công bố chương trình phát triển đường sắt trong 15-20 năm, bao gồm việc xây dựng 19.000 km đường sắt mới ở Siberia.

Năm 1962

Tháng 1: Khánh thành tuyến đường sắt Chihuahua Pacific dài 938 km tại Tây Bắc Mexico sau 62 năm xây dựng.

Tháng 2: Hoàn thành kết nối khổ đường tiêu chuẩn tại bang Victoria, Úc giúp giảm một nửa thời gian vận chuyển hàng hóa từ Melbourne đến Sydney.

Tháng 8: IRJ đưa tin từ Berlin về việc cắt đứt các kết nối đường sắt sau khi xây dựng bức tường ngăn cách hai nửa thành phố năm 1961.

Tháng 11: Tàu chở hàng không có tổ tàu đầu tiên trên thế giới bắt đầu hoạt động trên tuyến đường dài 10km ở Labrador, Canada vận chuyển quặng thô 24 giờ một ngày.

Năm 1963

Tháng 4: Trung Quốc đưa ra kế hoạch 15 năm xây dựng các tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài 33.000 km. Kế hoạch này tăng gấp đôi chiều dài mạng đường sắt hiện có là 30.203 km.

Tháng 5: Chủ tịch Đường sắt Anh, Tiến sĩ Richard Beeching, công bố báo cáo tai tiếng của ông về việc đóng cửa các tuyến đường sắt, cắt giảm các dịch vụ hành khách và tăng cường vận chuyển hàng hóa với các đoàn tàu chở hàng chuyên tuyến.

Tháng 6: Thụy Sĩ nghiên cứu đường hầm dài 45 km để giảm tải cho đường hầm St. Gotthard hiện có. Đường hầm mới được đưa vào vận hành vào năm 2016.

Năm 1964

Tháng 3: Đường sắt Quốc gia Nhật Bản bắt đầu khoan các trụ thí điểm để xây dựng đường hầm dưới biển nối đảo Honshu với Hokkaido.

Tháng 4: Chính phủ Anh và Pháp đồng ý tiến hành xây dựng hầm đường sắt nối eo biển Nước Anh. “Có vẻ như kế hoạch xây dựng sẽ bị chậm lại trước khi dự án được bắt đầu do phát sinh nhiều vấn đề chưa được giải quyết”.

Tháng 7: Cơ quan Giao thông Vận tải Luân Đôn khai trương tuyến đường sắt không người lái trên đoạn đường sắt dài 6,4 km thuộc Tuyến Trung tâm.

Tháng 10: Nhật Bản khai trương Tuyến Tokaido Mới, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới. Đây là tuyến đường khổ tiêu chuẩn dài 515 km nối Tokyo với Osaka có tốc độ chạy tàu tối đa 210 km/h. Người sáng lập IRJ, ông Robert G Lewis, đã đưa tin từ Nhật Bản về cột mốc quan trọng này trong lịch sử đường sắt.

Năm 1965

Tháng 1: Thượng nghị sĩ Claiborne Pell, Hoa Kỳ đề xuất triển khai các dịch vụ chạy tàu 160 km/h trên hành lang Boston – New York – Washington DC, tương tự như tuyến Tokaido mới của Nhật Bản.

Tháng 5: Đường sắt Quốc gia Tây Ban Nha (Renfe) khởi động chương trình hiện đại hóa trị giá 1,3 tỷ đô la Mỹ trong vòng 10 năm.

Tháng 7: Đường sắt Liên bang Đức (DB) khai trương tuyến đường sắt đầu tiên có tốc độ chạy tàu 200 km/h sử dụng đầu máy E03.

Năm 1966

Tháng 1: Châu Âu sẽ sử dụng dụng đầu đấm tự động tiêu chuẩn, cần 2 tỷ đô la Mỹ để triển khai chương trình này.

Tháng 6: Pháp chạy thử nghiệm tàu Aérotrain trên đoạn đường dài 6 km. Tốc độ chạy tàu được giới hạn ở mức 135 km/h trong những thử nghiệm đầu tiên vào tháng Hai, sau đó là 200 km/h.

17:30 ngày 12/6/1966: Dịch vụ tàu cao tốc Le Arbalete Trans Europe Express (TEE) khởi hành từ Paris Est đến Zurich. Hiện giờ là tàu cao tốc TGV của Pháp.

Năm 1967

Tháng 3: Đường sắt Quốc gia Nhật Bản triển khai việc xây dựng Tuyến đường sắt Sanyo Mới từ Osaka đến Okayama.

Tháng 3: Liên đoàn Ả Rập phê chuẩn chương trình xây dựng Đường sắt vùng Vịnh dài 500 km từ Iraq qua Kuwait để kết nối với tuyến đường sắt hiện có ở Ả Rập Xê-út.

Tháng 7: Chính phủ Áo phê duyệt việc xây dựng tuyến đường sắt hạng nặng dài 426 km từ Cảng Hedland đến Núi Newman ở miền Tây nước Áo.

Đường sắt Quốc gia Canada và Công ty Đường sắt Chân trời Mới chuẩn bị ra mắt các đoàn tàu tốc hành (TurboTrains) do Tập đoàn Máy bay United sản xuất (các đoàn tàu này phải đối mặt với nhiều vấn đề về kỹ thuật).

Tháng 10: Mexico triển khai công việc để chạy tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại hành phố Mexico.

Năm 1968

Tháng 2: Đường sắt Pennsylvania và New York Central hợp nhất thành Penn Central.

Tháng 6: Tàu Budd emus, sau này được gọi là Metroliners, chạy trên tuyến đường sắt New York – Washington DC của Central Penn đạt tốc độ thử nghiệm 270 km/h.

Tháng 10: Cơ quan Giao thông Vận tải Anh khai trương khu đoạn đầu tiên của Tuyến tự động Victoria.

Năm 1969

Tháng 10: Vận hành khu đoạn đầu tiên dài 12 km thuộc tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Thành phố Mexico, khai trương từ tháng 9.

Tháng 12: Xây dựng khu đoạn dài 9,6 km đầu tiên của tuyến tàu điện ngầm 157 km tại Washington sau khi được Thượng viện Mỹ phê duyệt.

Năm 1970

Tháng 2: Các chuyến tàu đệm từ (Maglev) có thể chạy với tốc độ 500 km/h giữa Tokyo và Osaka vào năm 1980 nếu các đề xuất của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Đường sắt Quốc gia Nhật Bản được chấp nhận.

Tháng 5: Bốn đường sắt của Hoa Kỳ được hợp nhất thành đường sắt Burlington Northern.

Tháng 6: Italia bắt đầu triển khai các công việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên dài 120 km từ Rome đến Florence Direttissima, đây là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Châu Âu.

Tháng 10: Trung Quốc cấp vốn cho việc xây dựng tuyến đường sắt Tanzam dài 1.852 km nối Kapiri Mposhi, Zambia đến cảng Dar es Salaam của Tanzania.

Năm 1971

Tháng 3: Đường sắt Quốc gia Đức (DB) phê duyệt kế hoạch xây dựng các tuyến đường dài 2.200 km, tốc độ cao và nâng cấp 1.250 km đường sắt trong vòng 15 năm tới.

Tháng 4: Hội đồng Xây dựng Đường sắt Nhật Bản phê duyệt Tuyến Tohoku Mới, Tuyến Joetsu Mới và Tuyến Narita Mới (trước đó chưa là đường sắt cao tốc).

Tháng 5: Công ty Amtrak tiếp quản vận hành khoảng một nửa các dịch vụ vận chuyển hành khách đường dài còn lại ở Hoa Kỳ. Chỉ còn lại ba đường sắt tiếp tục khai thác các dịch vụ hành khách.

Đường sắt Anh ra mắt Tàu Khách Tiên tiến (APT) thử nghiệm động cơ tua-bin khí với tốc độ thiết kế 250 km/h.

Tháng 11: Đoàn tàu đệm từ Transrapid thử nghiệm động cơ tuyến tính của Krauss-Maffei đạt tốc độ 150 km/h khi ra mắt ở Munich, Đức. Đoàn tàu được thiết kế để vận hành với vận tốc 500 km/h.

Năm 1972

Tháng 2: Nhật Bản tổ chức lễ động thổ xây dựng tuyến Tohoku mới và tuyến Joetsu mới, trong lúc tuyến Sanyo mới dài 181 km sẽ được khai trương vào ngày 15/3.

Tháng 4: Ba Lan bắt đầu xây dựng khu đoạn đầu tiên dài 143 km của tuyến Trung tâm từ Radzice nằm ở phía nam Vác-xa-va đến Zawiercie thuộc phía bắc Katowice. Tuyến này được thiết kế để vận hành với vận tốc 250 km/h, tốc độ mà các đoàn tàu của nước này chưa đạt được.

Tháng 5: Munich khai trương tuyến S-Bahn và U-Bahn đầu tiên vào ngày 28/5 để chuẩn bị cho việc khai mạc Thế Vận hội vào tháng 8.

Đường sắt Anh ra mắt nguyên mẫu Tàu cao tốc diesel với tốc độ 200 km/h.

Tháng 6: Hai đoàn tàu TGV dùng động cơ tuabin khí thử nghiệm đầu tiên được thiết kế để vận hành với tốc độ 300 km/h đã được bàn giao cho Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) chạy thử nghiệm.

Tháng 7: Khu đoạn đầu tiên của mạng đường sắt khổ rộng thuộc Hệ thống Giao thông Vận chuyển Nhanh Khu vực Vùng vịnh (Bart) tại San Francisco dự kiến khai trương vào ngày 01/9.

Tháng 12: Bắt đầu xây dựng tuyến tàu điện ngầm Kolkata đầu tiên của Ấn Độ.

Năm 1973

Tháng 3: Đường sắt Ấn Độ bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt Konkan dài 900 km.

Tháng 4: Ấn Độ thực hiện nghiên cứu khả thi cho dự án đường sắt đô thị tại Dehli, Bombay và Madras.

Tháng 7: Iscor, Nam Phi trao thầu xây dựng tuyến đường sắt chở quặng sắt dài 860 km nối Sishen đến Vịnh Saldanha.

Tháng 11: Đường sắt Đức bắt đầu xây dựng tuyến cao tốc Hannover – Kassel – Gemunden, trong khi Trung Quốc xem xét xây dựng tuyến đường sắt cao tốc sử dụng công nghệ Nhật Bản.

Năm 1974

Tháng 2: Tổng thống Nixon ký dự luật hợp nhất các đường sắt bị phá sản tại Đông Bắc nước Mỹ, gồm cả Penn Central, để thành lập Tổng công ty Đường sắt Hợp nhất (Conrail) vận hành các tuyến này.

Tháng 5: Đường sắt Black Mesa & Lake Powell bắt đầu vận hành đoàn tàu hoàn toàn tự động sử dụng dòng điện xoay chiều 50kV tại bang Arizona, Hoa Kỳ.

Tháng 8: Công ty Đường sắt Quốc gia Xô Viết (SZD) bắt đầu thử nghiệm đoàn tàu điện ER-200 với vận tốc 200 km/h trên tuyến đường sắt Moscow – Leningrad.

Tháng 10: Khai trương tuyến Đường sắt Tanzam dài 1.852 km (hay còn gọi là Tazara, tuyến đường kết nối mạng lưới giao thông khu vực Nam châu Phi với các cảng biển tại Đông châu Phi) sớm hơn hai năm so với kế hoạch.

Năm 1975

Tháng 9: Trung Quốc hoàn thành dự án điện khí hóa đầu tiên trên tuyến đường sắt Bảo Kê – Thành Đô dài 676 km.

Đoàn tàu Khách Tiên tiến của Anh (APT) lập kỷ lục tốc độ mới là 243 km/h.

Tháng 11: Khởi công xây dựng tuyến tàu điện ngầm thuộc Hệ thống Vận chuyển Công cộng của Hồng Kông.

Năm 1976

Tháng 2: Triển khai xây dựng tuyến Đường sắt Thép, tuyến điện khí hóa dài 403 km nối thành phố Belo Horizonte và Redonda của Brazil.

Tháng 4: Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) đặt hàng hai đoàn tàu loại 10 toa, seri 85 và 95 vận tốc 260 km/h do Alstom và Francorail-MTE sản xuất để vận hành trên tuyến cao tốc Paris Sud-Est mới đến Lyon.

Đường sắt Liên bang Đức (DB) chuẩn bị xây dựng tuyến cao tốc dài 100 km từ Mannheim đến Stuttgart.

Khai trương tuyến đường sắt dài 476 km từ Belgrade đến Bar của Nam Tư, tuyến này bắt đầu xây dựng từ năm 1952.

Tháng 5: Đường sắt Nam Phi bắt đầu vận hành các đoàn tàu chở than xuất khẩu trên tuyến đường sắt mới từ Transvaal đến Vịnh Richard.

Tháng 9: Đường sắt Ấn Độ khánh thành tuyến đường sắt điện khí hóa dài 1.441 km từ Delhi đến Calcutta, đây là tuyến chính đầu tiên được điện khí hóa tại Ấn Độ.

Tháng 11: Đường sắt Anh ra mắt dịch vụ đường sắt cao tốc chạy diesel nhanh nhất thế giới với tốc độ 200 km/h trên tuyến chính London – Bristol/Swansea.

Tháng 12: Đoàn tàu tự lựa Pendolino mới của Fiat được khai thác giữa thành phố Rome và Ancona, Italia.

Năm 1977

Tháng 3: Tổng thống Italia, ông Giovanni Leone, khánh thành khu đoạn đầu tiên của tuyến Rome – Florence Direttissima nối thành phố Rome với Citta della Pieve.

Tháng 5: Hàn Quốc công bố đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Seoul – Busan.

Năm 1978

Tháng 2: Khai trương tuyến U-Bahn đầu tiên của Vienna, bắt đầu triển khai dịch vụ trên khu đoạn Reumannplatz Karlsplatz của tuyến U1.

Tháng 4: Đường sắt Via của Canada nắm quyền kiểm soát đoàn phương tiện vận chuyển hành khách của Đường sắt Quốc gia Canada và sẽ tiếp quản việc vận chuyển hành khách của Đường sắt Pacific vào tháng 10.

Tháng 5: Edmonton trở thành thành phố đầu tiên ở Bắc Mỹ với dân số ít hơn 1 triệu người khánh thành mạng đường sắt nhẹ.

Năm 1979

Tháng 4: Công ty Amtrak (Mỹ) công bố giảm 43% các dịch vụ trên các tuyến dài 19.000 km.

Tháng 10: Khai trương khu đoạn đầu tiên dài 8 km đầu tiên thuộc Hệ thống Vận chuyển Công cộng của Hồng Kông. Đoạn này là một phần của Tuyến Kwun Tong dài 15,6 km.

Năm 1980

Tháng 2: Missouri Pacific và Union Pacific công bố kế hoạch hợp nhất tạo nên mạng đường sắt dài 34.000 km. Đến tháng 7, các công ty đường sắt với tổng chiều dài 191.000 km, chiếm 63% mạng đường chính tuyến của Hoa Kỳ, đàm phán sát nhập để tăng lợi nhuận.

Tháng 8: Chính phủ New Zealand đồng ý tài trợ chương trình điện khí hóa tuyến đường sắt chính tuyến đảo phía Bắc dài 410 km giữa Palmerston North và Hamilton Te Rapa.

Tháng 10: Alice Springs gia nhập mạng đường sắt khổ tiêu chuẩn của Úc với việc khai trương tuyến đường dài 835 km từ Tarcoola.

Năm 1981

Tháng 2: Tàu cao tốc TGV của Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) lập kỷ lục thế giới mới với tốc độ 380 km/h trên tuyến cao tốc Sud-Est, đánh bại kỷ lục trước đó là 331 km/h do SNCF thiết lập năm 1955.

Tháng 9: Ngày 22/9, Tổng thống Pháp, ông François Mitterrand, khai trương khu đoạn đầu tiên trên tuyến TGV Sud-Est, tuyến cao tốc đầu tiên của Pháp.

Tháng 12: Khai trương Đoàn tàu Khách Tiên tiến (APT) tự lựa của Anh trên tuyến đường sắt London – Glasgow. Theo dự kiến, các đoàn tàu sẽ đi vào hoạt động năm 1984 nhưng dự án cuối cùng bị hủy bỏ do các vấn đề kỹ thuật.

Năm 1982

Tháng 1: Một liên danh gồm 17 công ty châu Âu được chọn để xây dựng tuyến đường sắt xuyên Gabon dài 380 km từ Booué đến Franceville. Tuyến đường này được hoàn thành năm 1987.

Tháng 6: Khai trương khu đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc Shinkansen Tohoku giữa Omiya và Morioka.

Tháng 7: Hội đồng Cải cách Hành chính của Thủ tướng Nhật Bản đề xuất phân tách Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR) đang bị thua lỗ thành các đơn vị có quy mô nhỏ hơn do tư nhân điều hành. JNR lỗ 4,2 tỷ đô la Mỹ trong năm tài chính 1981-1982 và đã chi 2 tỷ đô la Mỹ để trả nợ.

Năm 1983

Tháng 3: Đường sắt Quốc gia Ai Cập (ENR) tiếp nhận 10 toa xe tốc hành (Turbotrain) đầu tiên từ Hãng ANF-Industrie, Pháp để đưa vào vận hành với tốc độ 160 km/h trên tuyến tốc độ cao đầu tiên của Châu Phi nối thủ đô Cairo với Alexandria.

Tháng 4: Khánh thành tuyến tàu điện ngầm tự động VAL đầu tiên tại thành phố Lille, Pháp.

Tháng 10: Đường sắt Quốc gia Zimbabwe vận hành Đoàn tàu Freedom đầu tiên giữa Gweru và Harare để kỷ niệm việc hoàn thành điện khí hóa 25kV trên tuyến Dabuka – Harare.

Tháng 12: Kế hoạch điện khí hóa đường sắt chính tuyến đầu tiên của Canada được hoàn thành khi BC Rail khai trương tuyến mới Tumbler Ridge dài 129 km tại British Columbia. Đáng buồn là khối lượng vận chuyển trên tuyến chưa bao giờ đạt mức mong đợi và chuyến tàu dùng sức kéo điện cuối cùng vào năm 2000. Không lâu sau đó tuyến dừng hoạt động.

Năm 1984

Tháng 5: Trung Quốc phê duyệt kế hoạch nâng cấp và điện khí hóa tuyến đường sắt Đại Đồng – Tần Hoàng Đảo dài 630 km, một trong những tuyến huyết mạch của đất nước để vận chuyển than.

Các kỹ sư Liên Xô hoàn thành xây dựng khu đoạn cuối cùng trên tuyến Baikal Amur Magistral (BAM) dài 3.150 km tại Balbukhta, Siberia. Một tháng sau đó, chuyến tàu đầu tiên đã chạy trên toàn tuyến.

Tháng 9: Bắc Kinh khai trương tuyến tàu điện ngầm thứ hai sau tuyến thứ nhất 15 năm.

Năm 1985

Tháng 2: Sau cuộc chiến đấu thầu với Công ty Chicago & Northwestern, Công ty Soo Line hoàn tất việc mua lại công ty Milwaukee Road đang thua lỗ.

Bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thứ hai của Pháp, tuyến TGV Atlantique.

Tháng 8: Tổ chức Đường sắt Ả Rập Xê Út khai trương tuyến đường dài 310 km giữa Riyadh và Al Hufuf, rút ngắn hành trình giữa thủ đô và thành phố Dammam.

Năm 1986

Tháng 1: Anh và Pháp đồng ý xây dựng Đường hầm eo biển Manche dành cho đường sắt.

Triển khai các dịch vụ thương mại trên Tuyến tàu điện ngầm tự động SkyTrain Expo của thủ đô Vancouver, Canada.

Tháng 8: Với việc khánh thành tuyến đường sắt dài 60 km giữa Shkoder và Titograd, Đường sắt Albania lần đầu tiên được kết nối với mạng lưới đường sắt Châu Âu. Các dịch vụ trên tuyến được triển khai 02 năm sau đó.

Năm 1987

Tháng 4: Sau 38 năm, Đường sắt Quốc gia Nhật Bản được phân tách thành các công ty nhỏ hơn và là bước khởi đầu cho quá trình tư nhân hóa.

Soo Line bán mạng đường sắt dài 3.140 km tại bang Lake cho các nhà đầu tư tư nhân, thành lập Tổng công ty Giao thông Wisconsin Central mới.

Đường sắt khu vực tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư nhân hóa đường sắt tại Anh, New Zealand và Áo trước khi bị Đường sắt Quốc gia Canada thôn tính vào năm 2001.

Tháng 5: Mười bốn đường sắt Châu Âu đồng ý triển khai mạng đường sắt EuroCity với các dịch vụ quốc tế chất lượng cao để thay thế mạng TEE.

Tháng 11: Singapore khai trương tuyến tàu điện ngầm đầu tiên với sự kiện khánh thành khu đoạn Yio Chu Kang – Toa Payoh của tuyến Bắc Nam.

Năm 1988

Tháng 3: Sau gần 17 năm xây dựng, Nhật Bản khai trương đường hầm Seikan giữa các đảo Honshu và Hokkaido. Đường hầm dài 53,85 km, sâu 240m dưới mực nước biển, trở thành hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới, danh hiệu nó giữ được cho đến khi khai trương Đường hầm Gotthard vào năm 2016.

Tháng 5: Đức khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên, triển khai các dịch vụ trên hai khu đoạn của tuyến Hannover – Würzburg.

Mạng đường sắt ngoại ô phía Bắc và Nam London được kết nối nhờ khánh thành mạng đường sắt Thameslink.

Tháng 7: Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Âu phân tách kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải qua việc Đường sắt Quốc gia Thụy Điển, tách khỏi Banverket – Cơ quan quản lý đường sắt mới được thành lập.

Năm 1989

Tháng 5: Triển khai các dịch vụ công với tốc độ 300 km/h đầu tiên trên thế giới. Các đoàn tàu cao tốc TGV Atlantique đã rút ngắn hành trình giữa Paris và Rennes/Nantes từ 40 phút đến 1 giờ.

Tháng 9: Đường sắt Quốc gia Thụy Điển bắt đầu vận hành thử nghiệm đoàn tàu tự lựa liên thành phố ASEA/ ABB X2, đoàn tàu được quảng bá với tên gọi X2000. 43 đoàn tàu X2 đi vào hoạt động tại Thụy Điển từ năm 1990.

Năm 1990

Tháng 1: Do khó khăn về tài chính, Đường sắt Via của Canada thông báo kế hoạch cắt giảm mạng lưới từ 38 tuyến xuống 18 tuyến. Việc cắt giảm này làm giảm số lượng đoàn tàu từ 405 xuống còn 191.

Tháng 5: Đoàn tàu cao tốc TGV Atlantique của Đường sắt Quốc gia Pháp do Alstom sản xuất đã đạt kỷ lục thế giới mới về tốc độ là 515,3 km/h.

Khai trương tuyến đường sắt liên thành phố đầu tiên giữa Tây Đức và Đông Đức, kết nối Frankfurt và Leipzig, Cologne Berlin và Leipzig – Nuremberg/München.

Tháng 8: Cơ quan Vận tải Nam Phi vận hành đoàn tàu chở 70.800 tấn quặng sắt trên khu đoạn 7,3 km thuộc tuyến Sishen – Saldanha dài 861 km. Đoàn tàu hàng gồm 660 toa xe được kéo bởi 09 đầu máy điện 50kV và 07 đầu máy diesel.

Tháng 12: Một liên danh gồm các công ty địa phương và công ty của Hoa Kỳ do Iowa Interstate và Techint đứng đầu được coi là đơn vị nhận nhượng quyền đầu tiên khai thác một phần mạng Đường sắt Argentina (FA).

Các đội xây dựng của Anh và Pháp lần đầu tiên gặp nhau trong Đường hầm eo biển Manche vào ngày 01/12, đánh dấu bước đột phá lịch sử trong xây dựng hầm đường sắt dưới nước.

Năm 1991

Tháng 6: Đường sắt Liên bang Đức (DB) khai trương mạng đường sắt cao tốc ICE giữa Hamburg, Hannover, Frankfurt, Stuttgart và Munich.

Đường sắt Quốc gia Pháp lần đầu tiên ký hợp đồng trị giá 1,77 tỷ đô la Mỹ với liên danh do GEC-Alsthom đứng đầu để đặt hàng 45 đoàn tàu cao tốc TGV.

Năm 1992

Tháng 4: Nhà vua Tây Ban Nha, ông Juan Carlos, khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của đất nước. Việc xây dựng tuyến đường sắt Madrid – Seville dài 471 km bắt đầu từ tháng 10/1987 và tuyến này ngắn hơn 103 km so với tuyến hiện có.

Tháng 9: Khai trương các dịch vụ tàu điện tại thành phố Karlsruhe, dùng 10 điện áp kép Duewag/ABB LRV trên các tuyến của Đường sắt Liên bang Đức DB và tàu điện.

Tháng 10: Các cử tri Thụy Sĩ chấp thuận kế hoạch AlpTransit xây dựng hầm đường sắt Lötschberg và Gotthard.

Năm 1993

Tháng 6: Vận hành thử nghiệm khu đoạn đầu tiên của tuyến tàu điện ngầm tại Thượng Hải.

Tháng 9: Chính phủ New Zealand thông báo bán Đường sắt New Zealand với giá 219 triệu đô la Mỹ cho liên danh do Wisconsin Central đứng đầu.

Tháng 10: Cổ phiếu của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản được niêm yết trên sàn chứng khoán Tokyo.

Năm 1994

Tháng 1: Đường sắt Liên bang Đức (DB) và Đường sắt Quốc gia Đức (DR) hợp nhất thành Đường sắt Quốc gia Đức.

Tháng 3: Bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Rome – Naples dài 204 km.

Tháng 4: Tập đoàn Railtrack, Anh đảm nhận việc quản lý các tài sản kết cấu hạ tầng của Đường sắt Anh, đánh dấu thời điểm bắt đầu phân tách đường sắt quốc gia.

Tháng 5: Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp, ông François Mitterrand, chính thức khai trương Đường hầm eo biển Manche.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên đường hầm này bắt đầu từ tháng 6 và dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt bắt đầu vào tháng 10.

Tháng 10: Phê duyệt kế hoạch xây dựng đường sắt kết nối với sân bay Stockholm Arlanda của Thuỵ Điển.

Tháng 11: Eurostar triển khai các dịch vụ cao tốc trên tuyến Luân Đôn – Paris/Brussels.

Năm 1995

Tháng 2: Thử nghiệm chạy tàu cao tốc TGV hai tầng.

Tháng 9: Công ty Burlington Northern và Santa Fe, Hoa Kỳ được hợp nhất theo thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD trong khi Công ty Union Pacific và Southern Pacific, Hoa Kỳ cũng được hợp nhất bằng một thỏa thuận khác trị giá 5,4 tỷ USD. BNSF và UP hiện là các công ty đường sắt vận chuyển hàng hóa cao cấp duy nhất tại miền Tây Hoa Kỳ.

Năm 1996

Tháng 6: Công ty Thalys khai trương các tuyến đường sắt cao tốc giữa Paris, Brussels và Amsterdam.

Tháng 12: Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản thông báo có lãi từ năm 1990 nhờ tư nhân hóa.

Năm 1997

Tháng 1: Một đám cháy bùng phát trên chuyến tàu hàng gây thiệt hại nghiêm trọng đến Đường hầm eo biển Manche.

Khai trương tuyến đường Great Belt kết nối miền Đông và Tây Đan Mạch.

Năm 1998

Tháng 1: Úc thành lập Cơ quan quản lý đường sắt quốc gia cho mạng đường sắt tiêu chuẩn liên tiểu bang.

Tháng 7: Tai nạn tàu cao tốc ICE trên tuyến Munich – Hamburg khiến 98 hành khách thiệt mạng (Nguyên nhân là do vành bánh xe bị hỏng).

Tháng 8: GEC Alstom trở thành Tập đoàn Alstom sau khi mua bán cổ phiếu thành công trên các thị trường chứng khoán tại New York, London và Paris. Với 25 tỷ Frăng, đây được cho là đợt bán tháo lớn nhất chưa từng có của một công ty tư nhân ở Châu Âu.

Tháng 9: Conrail, đơn vị đường sắt Hạng 1 tại miền Đông Hoa Kỳ, được Công ty Norfolk Southern và CSX tiếp quản.

Năm 1999

Tháng 3: Công ty DaimlerChrysler mua 50% cổ phần của ABB (công ty công nghệ hàng đầu thế giới của Đức) tại Adtranz (nhà sản xuất thiết bị vận tải đường sắt đa quốc gia với các cơ sở tập trung ở Châu Âu và Mỹ) với giá 472 triệu USD.

Tàu cao tốc Shinkansen Series 700 đi vào hoạt động với tốc độ 280 km/h.

Tháng 5: Tàu đệm từ của Nhật Bản đạt tốc độ 552 km/h.

Tháng 9: Hoàn thành tuyến Øresund kết nối Đan Mạch với Thụy Điển.

Tháng 11: Nước Anh trải qua tai nạn đường sắt tồi tệ nhất trong 30 năm khi 31 người thiệt mạng và 520 người bị thương tại Ladbroke Grove, gần London Paddington. Tai nạn này đã đặt ra câu hỏi về việc ưu tiên các đường sắt tư nhân hóa.

Năm 2000

Tháng 3: Huỷ bỏ Dự án tàu đệm từ giữa Berlin và Hamburg trị giá 10 tỷ Mác.

Các thông số kỹ thuật của Hệ thống Quản lý Vận tải Đường sắt Châu Âu (ERTMS) được thông qua.

Tháng 8: Tây Ban Nha công bố kế hoạch đầu tư 19 tỷ Pesetas, mở đường cho việc phát triển các tuyến đường sắt cao tốc khổ tiêu chuẩn 1.435 mm.

Tháng 9: Bombardier đồng ý mua Adtranz với giá 725 triệu đô la Mỹ.

Tháng 10: Trung Quốc chế tạo tàu Blue Arrow với tốc độ 305 km/h, đây là đoàn tàu cao tốc đầu tiên của nước này.

Năm 2001

Tháng 1: Nhật Bản hoàn thành tư nhân hóa Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, Công ty Đường sắt Trung Nhật Bản và Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản.

Triển khai dịch vụ hành khách Acela trên hành lang Đông Bắc của Hoa Kỳ.

Tháng 3: Trao thầu cho tuyến đệm từ tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là ứng dụng thương mại đầu tiên và cuối cùng công nghệ đệm từ của Đức.

Tháng 7: Phê chuẩn việc cải cách Đường sắt Nga (RZD).

Tháng 11: Đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng tư nhân của Anh, Railtrack, phá sản sau khi tổng khoản nợ của công ty lên tới 3,3 tỷ bảng Anh. Network Rail được thành lập vào tháng 4/2002 để đảm nhận vai trò là một công ty phi lợi nhuận.

Năm 2002

Tháng 5: Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ (SBB) lần đầu triển khai Hệ thống Kiểm soát Đoàn tàu Châu Âu (ETCS) Cấp độ 2 trên tuyến đường dài 35 km giữa Sempach và Zefingers.

Tháng 8: Khánh thành tuyến đường sắt cao tốc dài 177km giữa Frankfurt – Cologne.

Tháng 12: Khánh thành khu đoạn Leuven – Liège của tuyến đường sắt cao tốc Brussels – Frankfurt.

Delhi khai trương tuyến tàu điện ngầm đầu tiên dài 8,3 km từ Shahdara đến Tis Hazari.

Năm 2003

Tháng 2: Hoàn thành điện khí hóa tuyến đường sắt xuyên Siberia.

Tháng 7: Quá trình tư nhân hóa Mạng đường sắt tại bang Victoria của Úc thất bại.

Tháng 9: Khánh thành khu đoạn phía Nam của tuyến đường sắt cao tốc dài 70 km từ Đường hầm eo biển Manche đến London.

Tháng 11: Tây Ban Nha khai trương khu đoạn đầu tiên của tuyến đường sắt cao tốc từ Madrid đến Barcelona, muộn hơn một năm so với kế hoạch.

Năm 2004

Tháng 1: Khánh thành tuyến đường sắt Alice Springs – Darwin dài 1.420 km của Úc sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch.

Tháng 2: Khánh thành mạng đường sắt nhẹ ở Bordeaux, sử dụng một phần hệ thống Innorail, hệ thống cung cấp điện trên mặt đất thay vì lấy điện trên cao.

Tháng 5: Châu Âu đồng ý tài trợ Gói Đường sắt Thứ hai mở đường cho việc khai thác các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và thành lập Cơ quan Đường sắt Châu Âu.

Khánh thành tuyến cao tốc đầu tiên giữa Seoul và Daegu của Hàn Quốc.

Tháng 8: Chính phủ Pháp cứu trợ tài chính cho Alstom.

Tháng 12: Công ty Hitachi của Nhật có được hợp đồng đầu tiên tại Châu Âu sản xuất 30 đoàn tàu EMU gồm 06 toa/đoàn, vận hành với với tốc độ 225 km/h trên các tuyến cao tốc nội địa của Anh.

Năm 2005

Tháng 5: Iran khai trương tuyến đường sắt Mashhad – Bafq dài 805 km, trị giá 405 triệu đô la Mỹ, sớm hơn 02 năm so với dự kiến ban đầu là năm 2007.

Tháng 6: Nhật Bản trải qua tai nạn tồi tệ nhất kể từ năm 1963 khi đoàn tàu EMU của Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản bị trật bánh và đâm vào một tòa nhà gần Osaka làm 107 người chết.

Tháng 10: Ứng dụng Hệ thống Kiểm soát Đoàn tàu Châu Âu (ETCS) xuyên biên giới đầu tiên trên tuyến Vienna – Budapest dài 245 km.

Tháng 11: Vận hành thử nghiệm trên tuyến đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng dài 1.142 km, tuyến đường sắt cao nhất thế giới được xây dựng trong vòng 04 năm.

Năm 2006

Tháng 7: Khai trương nhà ga trung tâm mới của Berlin, nơi cung cấp điểm trung chuyển chính tuyến với công suất lớn kể từ Thế chiến thứ nhất.

Tháng 10: Siemens phá kỷ lục thế giới khi giới thiệu đầu máy điện đạt tốc độ 357 km/h.

Tháng 11: Lào bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên dài 3,5 km.

Vụ tai nạn tàu đệm từ tại Đức làm 23 người chết đã câu hỏi về việc sử dụng công nghệ và chứng chỉ an toàn.

Tháng 12: Khánh thành tuyến đường cao tốc đầu tiên của Đài Loan dài 345 km nối Cao Hùng với Đài Bắc.

Năm 2007

Tháng 5: Pháp phá kỷ lục thế giới về tốc độ khi đoàn tàu thử nghiệm TGV/AGV hybrid đạt tốc độ 574,8 km/h trên tuyến cao tốc TGV Est.

Tháng 6: Sau hơn nửa thế kỷ, những đoàn tàu đầu tiên chạy qua khu vực phi quân sự giữa Bắc và Nam Triều Tiên.

Tháng 7: Khánh thành tuyến cao tốc TGV dài 300 km từ Paris đến Strasbourg, tuyến đầu tiên ở Pháp được thiết kế để vận hành thương mại 320 km/h.

Khai trương đường hầm Lötschberg dài 34,6 km sau 24 năm kể từ khi dự án được đề xuất ban đầu và 08 năm xây dựng.

Tháng 8: Nghị viện và Hội đồng Châu Âu công bố chi tiết về Gói Đường sắt Thứ ba, bao gồm luật để thúc đẩy cạnh tranh, vận hành tương hỗ hơn nữa và mang lại nhiều quyền lợi hơn cho hành khách. Gói này có hiệu lực vào năm 2009.

Tháng 12: Khánh thành khu đoạn phía bắc của tuyến cao tốc để xây dựng lại ga London St Pancras.

Năm 2008

Tháng 6: New Zealand chuyển đổi Toll, đơn vị khai thác đường sắt lớn nhất của nước này thành đơn vị thuộc sở hữu nhà nước. Toll trở thành Đường sắt Quốc gia KiwiRail vào tháng 11.

Argentina ký hợp đồng với liên danh Veloxia do Alstom đứng đầu để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Buenos Aires – Rosario – Cordoba dài 710 km. Khủng hoảng kinh tế đồng nghĩa với việc không đảm bảo được nguồn vốn cho dự án.

Tháng 8: Khai trương tuyến cao tốc Bắc Kinh – Thiên Tân dài 115 km với tốc độ vận hành 350 km/h đầu tiên tại Trung Quốc. Bắc Kinh khai trương ba tuyến tàu điện ngầm trước Thế vận hội Olympic.

Tháng 9: Tai nạn ở Los Angeles cướp đi sinh mạng của 25 người sau khi đoàn tàu khách của Metrolink va chạm với đoàn tàu hàng của Union Pacific khiến Hoa kỳ thay đổi luật liên bang bắt buộc triển khai Hệ thống Kiểm soát Đoàn tàu trên khắp Hoa Kỳ.

Năm 2009

Tháng 1: Pháp công bố kế hoạch xây dựng 4 tuyến đường sắt cao tốc với tổng chiều dài 699 km với tổng vốn đầu tư là 13,4 tỷ Euro.

Tháng 3: Công ty Hitachi, Nhật Bản được chọn là nhà thầu ưu tiên cho Chương trình Mua sắm các Đoàn tàu mới của Anh với giá trị hợp đồng khoảng 7,5 tỷ bảng Anh.

Tháng 5: Ông Hartmut Mehdorn – Tổng Giám đốc Đường sắt Đức DB từ chức giữa vụ bê bối nhân viên làm gián điệp. Tiến sĩ Rüdiger Grube là người được thay thế.

Tháng 7: Bỉ khai trường tuyến đường sắt cao tốc dài 42 km từ Liège đến biên giới Đức.

Tháng 10: Khánh thành tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Dubai – Tuyến Màu đỏ từ Emirates đến Rashidiya.

Tháng 11: Thụy Điển thành lập Trafikverket, cơ quan quản lý vận tải toàn diện.

Tháng 12: Berkshire Hathaway của Warren Buffet mua 77,4% cổ phần còn lại của BNSF (mạng lưới đường sắt vận chuyển hàng hóa lớn nhất ở Bắc Mỹ) với giá 26,6 tỷ USD.

Đường sắt Nga khai trương đoàn tàu cao tốc Sapsan trên tuyến Moscow – St Petersburg.

Năm 2010

Tháng 5: Đường sắt Quốc gia Đức tiếp quản đơn vị điều hành Arriva của Anh, công ty có hoạt động vận chuyển hành khách tại 5 quốc gia.

Tháng 7: Công ty TNHH Đầu máy Toa xe Phương Nam, Trung Quốc (CSR) ra mắt đoàn tàu CR380A với vận tốc 380 km/h, khai trương tuyến đường sắt Thượng Hải – Nam Kinh dài 301 km.

Tháng 8: 13 quốc gia Châu Âu phải đối mặt với việc ra tòa vì những thất bại trong quá trình tự do hóa theo các điều khoản đã thống nhất trong Gói Đường sắt Đầu tiên.

Tháng 12: Bắt đầu khai trương các dịch vụ trên tuyến cao tốc Daegu – Busan tại Hàn Quốc, đoạn cuối cùng của tuyến Seoul – Busan.

Khai trương tuyến đường sắt cao tốc Madrid – Valencia dài 124 km.

Bắt đầu triển khai dịch vụ trên tuyến đường sắt Helsinki – St Petersburg Allegro Pendolino.

Năm 2011

Tháng 3: Động đất lớn ở Đông Bắc Nhật Bản khiến hoạt động của tàu cao tốc Tohoku Shinkansen bị gián đoạn trên diện rộng.

Tháng 5: Đường sắt Quốc gia Đức và Siemens ký hợp đồng trị giá 6 tỷ Euro để cung cấp các đoàn tàu đường dài ICx, sau này mang nhãn hiệu ICE4. Chuyến đầu tiên hoạt động vào tháng 9/2016.

Tháng 6: Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải dài 1.318 km, trị giá 34 tỷ đô la Mỹ bắt đầu xây dựng năm 2008, hoàn thành trước thời hạn.

Tháng 7: Vụ tai nạn tàu hoả ở Ôn Châu, Trung Quốc, làm 40 người chết, là tai nạn chết người đầu tiên trên đường sắt cao tốc đã khiến chính phủ Trung Quốc xem xét lại hoạt động của tàu cao tốc, giảm tốc độ tối đa từ 350 km/h xuống còn 300 km/h.

Tháng 8: Thổ Nhĩ Kỳ khai trương tuyến đường sắt cao tốc thứ hai dài 212 km từ Ankara đến Konya.

Jerusalem khai trương Tuyến Đỏ (Red Line) dài 13,8 km, tuyến đường sắt nhẹ đầu tiên của thành phố.

Tháng 10: Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản ra mắt Hệ thống Thông tin & Quản lý Tàu Tiên tiến (ATACS) trên tuyến nội đô Senseki ở Sendai.

Tháng 12: Westbahn (công ty vận tải đường sắt của Áo) ra mắt các dịch vụ vận tải trên tuyến Vienna – Salzburg để cạnh tranh trực tiếp với Đường sắt Liên bang Áo (ÖBB).

Năm 2012

Tháng 1: Chính phủ Anh phê duyệt kế hoạch xây dựng giai đoạn đầu tiên của tuyến đường sắt cao tốc dài 191 km giữa London, Birmingham và Crewe. Sau đó, chi phí đã đội lên hơn 80 tỷ Bảng Anh.

Banedanmark chọn liên doanh gồm Thales, Balfour Beatty và Alstom để nâng cấp tín hiệu trên toàn bộ mạng đường sắt dài 2.132km của Đan Mạch sử dụng Hệ thống Kiểm soát Đoàn tàu Châu Âu (ETCS) Cấp độ 2. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành năm 2030.

Tháng 4: NTV Italo, đơn vị khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt cao tốc theo phương thức mở đầu tiên khai trương dịch vụ trên tuyến giữa Milan, Florence, Rome và Naples để cạnh tranh với Trenitalia (đơn vị vận tải hành khách đường sắt chính tại Italia).

Tháng 5: Ông Fred Green bị mất chức Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Canadian Pacific (CIO) khi quỹ đầu cơ vốn Pershing Square chiến thắng trong nỗ lực đổi mới các đoàn tàu Thế hệ 1. Cựu giám đốc CN, ông Hunter Harrison, người tiên phong trong chiến lược Đường sắt theo Lịch trình Chính xác (PSR) được thay thế vào vị trí Chủ tịch. Ông Harrison được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Công ty Vận tải hàng hoá (CSX) năm 2017 khi chiến lược PSR mở rộng trên các đoàn tàu Thế hệ 1.

Hệ thống Kiểm soát Đoàn tàu Châu Âu (ETCS) Cấp độ 3 đi vào hoạt động trên tuyến vận tải hàng hóa Västerdal tại miền Trung Thụy Điển. Đây là tuyến thương mại duy nhất áp dụng công nghệ đóng đường di động.

Tháng 9: Tòa án Công lý Châu Âu đưa ra các quy định ủng hộ cơ cấu đường sắt tích hợp được Đường sắt Đức (DB) và Đường sắt Liên bang Áo (ÖBB) áp dụng.

Tháng 12: Siemens thông báo kế hoạch mua Invensys Rail (công ty kỹ thuật đa quốc gia có trụ sở tại Vương quốc Anh chuyên thiết kế, sản xuất và tích hợp các thiết bị đường sắt) với giá 2 tỷ đô la Mỹ.

Năm 2013

Tháng 1: Khai trương tuyến đường sắt Perpignan – Figueres khổ tiêu chuẩn 1.435mm chạy qua biên giới Pháp – Tây Ban Nha.

Uỷ ban Châu Âu (EC) công bố Gói Đường sắt Thứ tư, chuyển từ thúc đẩy dần dần sang liên kết theo chiều dọc và kêu gọi tự do hóa tất cả các thị trường vận tải hành khách trong nước từ tháng 12/2019. Hiện nay, việc mở cửa thị trường hoàn toàn được lên kế hoạch sau năm 2023. Cơ quan Đường sắt Châu Âu (ERA) sẽ cấp giấy phép vận chuyển cho tất cả các nước thành viên Châu Âu vào tháng 10/2020.

Tháng 3: Trung Quốc giải thể Bộ Đường sắt, chuyển trách nhiệm quản lý hành chính cho Cục Đường sắt Quốc gia, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc được thành lập để vận hành mạng đường sắt quốc gia.

Tháng 4: Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) ra mắt dịch vụ tàu cao tốc giá rẻ Ouigo.

Tháng 7: Vụ trật bánh tại Santiago de Compostela, Tây Ban Nha, làm 79 người chết khi một đoàn tàu cao tốc chạy với vận tốc 180 km/h qua đường cong cho phép vận tốc 80km/h. Theo điều tra thì vụ tai nạn do lỗi của tài xế và thiếu hệ thống ETCS trên tàu.

Ba hợp đồng trị giá 22,5 tỷ đô la Mỹ được ký kết để thiết kế và xây dựng sáu tuyến tàu điện ngầm Riyadh dài 176,7 km. Tuyến đầu tiên sẽ mở cửa vào cuối năm nay.

Tháng 10: Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường hầm Marmaray dài 13,3 km bên dưới eo biển Bosphorus, kết nối hai bờ châu Á và châu Âu của Istanbul bằng đường sắt.

Tháng 12: Uỷ ban Châu Âu (EC) thông qua chương trình Shift2Rail trong vòng 7 năm để nghiên cứu về hợp tác công tư, qua đó EC tăng gấp ba lần kinh phí dành cho nghiên cứu đường sắt.

Năm 2014

Tháng 1: Khai trương đoàn tàu hàng dài 1.500m lần đầu tiên tại Châu Âu trong khuôn khổ dự án Marathon.

Tháng 3: EMU chạy ắc quy đầu tiên của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản đi vào hoạt động trên tuyến Utsunomiya – Karasuyama được điện khí hóa một phần.

Tháng 6: Mumbai khai trương tuyến tàu điện ngầm đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng mô hình hợp tác công tư PPP.

General Electric (GE) mua bộ phận năng lượngcủa Alstom, trong khi Alstom mua bộ phận tín hiệu đường sắt của GE.

Tháng 7: Khai trương khu đoạn Eskisehir – Istanbul dài 245 km trên tuyến cao tốc Ankara – Istanbul dài 533 km. Các đoàn tàu vận hành bên dưới eo biển Bosphorous sau khi hoàn thành việc xây dựng lại tuyến Gebze – Istanbul – Halkali vào tháng 3/2019.

Tháng 8: Kazakhstan khai trương tuyến Shalkar – Beinue dài 988 km nằm ở phía Đông  Kezkazgan – và tuyến Bắc – Nam Arkalyk – Shubarkol dài 214 km.

Tháng 10: Vienna khánh thành Ga Trung tâm mới trị giá 987 triệu Euro.

Chính phủ Estonia, Latvia và Lithuania thành lập RB Rail để giám sát việc xây dựng Dự án đường sắt Baltica khổ tiêu chuẩn dài 728 km. Tuyến này sẽ được khai trương vào năm 2026.

Etihad Rail khai thác thử nghiệm tuyến đường sắt Shah – Habshan – Ruwais dài 264 km, tuyến đường sắt đầu tiên của các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.

Tháng 12: Tập đoàn Công nghiệp Đầu máy toa xe Phương Bắc Trung Quốc (CNR) và Tập đoàn Công nghiệp Đầu máy toa xe Phương Nam Trung Quốc (CSR) sát nhập thành lập Tập đoàn Trung Xa (CRRC) nhà cung cấp thiết bị đường sắt lớn nhất thế giới.

Năm 2015

Tháng 1: California chính thức động thổ khu đoạn Thung lũng Trung tâm của dự án đường sắt cao tốc mặc dù đang xây dựng tuyến Fresno – Madera dài 45 km.

Tháng 2: Công ty Cosan Logistics chấp thuận chi 3 tỷ đô la Mỹ để tiếp quản đơn vị khai thác vận tải hàng hoá của Đường sắt Brazil, Latin American Logistic (ALL) thông qua Công ty con Rumo Logistics.

Tháng 3: Khai trương tuyến đường sắt cao tốc Hokuriku Shinkansen dài 228 km từ Nagano đến Kanazawa.

MTR Express (công ty chuyên điều hành các dịch vụ đường sắt liên tỉnh tại Thuỵ Điển) bắt đầu hoạt động trên tuyến Stockholm – Gothenburg, cạnh tranh với Đường sắt Quốc gia Thuỵ Điển (SJ).

Tháng 4: Triển khai các dịch vụ tàu cao tốc KTX Honam trên tuyến Osong – Gwanju dài 182,3 km của Hàn Quốc.

Tháng 8: Wabtec (nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị, hệ thống, các giải pháp số và dịch vụ giá trị gia tăng với trụ sở chính tại Hoa Kỳ) đồng ý thỏa thuận 1,8 tỷ đô la Mỹ để mua lại Faiveley Transport (nhà cung cấp hàng đầu các hệ thống trên tàu cho ngành đường sắt với trụ sở chính tại Pháp).

Tháng 9: CRRC động thổ nhà máy tại thành phố Springfield, Bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Tháng 11: 11 người chết trong vụ tai nạn khi chạy thử nghiệm tàu cao tốc TGV-Est giữa Paris và Strasbourg sau khi tàu bị trật bánh tại Eckwersheim, cách Strasbourg 12km về phía bắc.

Công ty Hitachi, Nhật Bản ký thỏa thuận với Finmeccanica để mua AnsaldoBreda và Ansaldo STS.

Đường sắt Ấn Độ hoàn tất các đơn hàng với GE và Alstom với tổng trị giá 450 tỷ Rupee để mua 1.800 đầu máy được sản xuất tại hai nhà máy mới tại Ấn Độ.

Tháng 12: Khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Erfurt – Leipzig/Halle của Đức với tổng vốn đầu tư 2,74 tỷ Euro.

Năm 2016

Tháng 1: Bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia giữa Jakarta và Bandung. Theo dự kiến, tuyến đường được ​​khánh thành vào nửa cuối năm 2021.

Tháng 3: Triển khai dịch vụ trên tuyến cao tốc Hokkaido Shinkansen dài 148,8 km từ Shin-Aomori qua đường hầm Seikan dài 53,8 km đến Shin-Hakodate-Hokuto.

Thủ đô Tashkent của Uzbekistan công bố kế hoạch đóng cửa mạng tàu điện dài 90 km và bán đoàn phương tiện gồm 80 đoàn xe.

Tháng 4: Đường sắt Ấn Độ khánh thành tuyến Gatimaan từ Delhi đến Agra, tuyến chở khách với vận tốc 160 km/h đầu tiên của nước này.

Tháng 6: Thụy Sĩ khánh thành đường hầm Gotthard dài 57,1 km – đường hầm dài nhất thế giới.

Bắt đầu xây dựng mạng tàu điện ngầm tốc hành quanh thủ đô Paris trị giá 25 tỷ Euro.

Tháng 7: Nigeria khánh thành tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Abuja – Kaduna dài 185,5 km.

Tháng 9: Mạng đường sắt cao tốc của Trung Quốc vượt mốc 20.000 km qua việc khai trương tuyến đường sắt Trịnh Châu – Giang Tô dài 360 km.

Tổng thống Nga Vladimir Putin khai trương Đường sắt Vành đai Trung tâm Mátxcơva.

Tháng 10: Khánh thành tuyến đường sắt tiêu chuẩn điện khí hóa Ethiopia Djibouti dài 752 km.

Đường sắt Liên bang Áo (ÖBB) và Đường sắt Quốc gia Đức (DB) công bố kế hoạch cho ÖBB tiếp quản một số tuyến chạy tàu đêm ở Đức.

Năm 2017

Tháng 2: Công ty Đường sắt Ả Rập Xê Út (SAR) khai trương dịch vụ vận chuyển hành khách trên khu đoạn Riyadh – Al Qassim trên tuyến Đường sắt Bắc – Nam.

Tháng 5: Chính thức khánh thành tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn dài 472,3 km của Kenya từ Nairobi đến Mombasa.

Tháng 7: Đường sắt Quốc gia Pháp (SNCF) khai trương hai phần mở rộng của mạng cao tốc TGV Atlantique: TGV Océane từ Tours đến Bordeaux và TGV Bretagne-Pays de la Loire từ Le Mans đến Rennes.

Tháng 8: Tuyến Karlsruhe – Thung lũng Basle Rhine bị đóng cửa sau sự cố va chạm tại Rastatt, gây gián đoạn trên diện rộng cho các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đi Châu Âu.

Tháng 10: Buổi lễ tại Cảng Baku của Azerbaijan đánh dấu chính thức hoàn thành tuyến đường sắt Kars Thilisi – Baku dài 826 km.

Tháng 12: Khai trương khu đoạn cuối cùng của tuyến đường sắt cao tốc Berlin – Erfurt Nuremberg – Munich dài 623km.

Năm 2018

Tháng 1: Brightline, đơn vị khai thác thuộc sở hữu tư nhân của Hoa Kỳ triển khai các dịch vụ trên tuyến West Palm – Fort Lauderdale.

Tháng 2: Đường sắt Govia Thameslink hợp tác với Network Rail và Siemens vận hành đoàn tàu khách theo hình thức Vận hành Tàu Tự động (ATO) GOA 2 qua ETCS.

Tháng 7: Khởi động lại tuyến đường sắt giữa Phnom Penh, Campuchia và biên giới Thái Lan sau 45 năm.

Tháng 9: Ả Rập Xê Út khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Haramain dài 453 km từ Mecca đến Medina.

Hai đoàn tàu Coradia iLint có động cơ chạy bằng nhiên liệu hydro đầu tiên (HMU) đi vào hoạt động tại Lower Saxony. Đây là lần đầu tiên các đoàn tàu chạy bằng khí hydro được sử dụng cho các dịch vụ vận chuyển hành khách thương mại.

Tháng 10: Công ty Vận tải Hàng hóa Transnet (TFR), Nam Phi, hoàn thành chạy thử nghiệm thành công đoàn tàu hàng gồm 375 toa với chiều dài 4 km, chở 22.500 tấn quặng mangan.

Tháng 11: Khai trương chính thức tuyến đường sắt cao tốc Tangiers – Kenitra dài 183 km. Đây là tuyến cao tốc đầu tiên của châu Phi trị giá 1,8 tỷ Euro và mất bảy năm để xây dựng.

Năm 2019

Tháng 2: Wabtec (nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị, hệ thống, các giải pháp số và dịch vụ giá trị gia tăng với trụ sở chính tại Hoa Kỳ) hoàn tất việc mua lại GE Transportation với giá 11,1 tỷ USD.

Tháng 3: Jakarta khai trương tuyến tàu điện ngầm số 1 dài 15,7 km.

Tháng 5: Đan Mạch khai trương tuyến Copenhagen – Ringsted, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại nước này.

Tháng 6: Rio Tinto hoàn tất quá trình chuyển đổi sang hoạt động hoàn toàn tự động trên tuyến đường sắt vận chuyển quặng sắt dài 1500 km ở vùng Pilbara của Tây Úc.

Tháng 9: CRRC Chu Châu đồng ý mua đầu máy của Vossloh.

Tháng 12: Trung Quốc khai trương tuyến Bắc Kinh Bắc – Trương Gia Khẩu dài 174 km, tuyến đường sắt cao tốc tự động đầu tiên trên thế giới.

Năm 2020

Tháng 2: Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (CR) báo cáo lưu lượng hành khách sụt giảm hơn 80% so với năm 2019 do Chính phủ phong tỏa toàn thành phố để hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán.

Hai tài xế thiệt mạng và 31 người bị thương khi tàu cao tốc Trenitalia ETR 1000 trật bánh tại phía nam thành phố Milan, Italia. Đây là tai nạn chết người đầu tiên liên quan đến đoàn tàu cao tốc chở khách thương mại vận hành trên tuyến cao tốc tại Châu Âu.

Tháng 3: Đại dịch Covid-19 khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới phải phong toả đất nước. Vận tải hành khách bằng đường sắt giảm mạnh tới 95%, các chính phủ đã phải vào cuộc để hỗ trợ cho các đơn vị khai thác và đơn vị vận tải bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lượng hành khách vẫn sụt giảm trong thời gian còn lại của năm 2000 và cả đầu năm 2021.

Tháng 9: Thụy Sĩ chính thức khai trương Đường hầm Ceneri dài 15,4 km trước khi triển khai dịch vụ hành khách vào tháng 12.

Tháng 12: Hoàn thành việc triển khai Hệ thống Kiểm soát Tàu Tích cực (PTC) trên toàn bộ tuyến dài 92.575 km được 41 đường sắt tại Mỹ, gồm cả Amtrak, sử dụng để vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Dự án đường sắt cao tốc Singapore – Kuala Lumpur bị hủy bỏ.

Năm 2021

Tháng 1: Alstom hoàn tất việc mua lại Bombardier Transportation (nhà sản xuất đầu máy toa xe của Canada).

HTQT&KHCN dịch

Tạp chí ĐS Quốc tế, số tháng 3/2021

 

Scroll to Top